Các nguyên nhân gây hư nguồn PLC Siemens và cách sửa
Một bộ phận quan trọng trong PLC đó là bộ nguồn hay Bo nguồn. Chúng là bộ chuyển đổi điện áp cho cả mạch điện trong PLC. Với độ bền linh kiện điẹn tử có giới hạn, chắc chắn tới một ngày chúng sẽ phải hư hỏng. Hoặc do các yếu tố, tác nhân khác dẫn tới hư nguồn, không lên
nguồn, cháy nguồn PLC được kể đến dưới đây:
Sửa PLC Siemens S7-300 hư nguồn Do thời gian sử dụng quá lâu, linh kiện giảm tuổi thọ
Sửa PLC Siemens S7-300 hư nguồn Do chạm chập bên trong PLC dẫn tới hư nguồn
Sửa PLC Siemens S7-300 hư nguồn Do sét đánh, hoặc chạm mát
Sửa PLC Siemens S7-300 hư nguồn Do sử dụng quá công suất cho phép
Sửa PLC Siemens S7-300 hư nguồn Do đấu nhầm nguồn, sai cấp điện áp AC/ DC,…
Hướng dẫn cách kiểm tra và đo nguồn cho PLC Siemens bảo đảm an toàn
Đọc thông số ghi trên nhãn PLC Siemens hoặc coi trong Datasheet
Chọn nguồn cấp đúng điện áp trong dải cho phép
Đấu đúng chân nguồn, đấu sai sẽ dẫn đến cháy nổ
Sử dụng thang đo đúng trên đồng hồ đo điện hoặc VOM
Quan sát điện áp trên đồng hồ và so sánh với dải điện áp cần cho PLC
Cấp nguồn và theo dõi các đèn tín hiệu
Cần xử lý như thế nào khi PLC Siemens bị mất nguồn, chạm nguồn?
Nhanh chóng ngắt nguồn điện hoặc cúp CB cấp nguồn cho PLC
Tiến hành kiểm tra các tín hiệu, cảm biến, Valve, cơ cấu chấp hành,…xem có bị chạm chập không?
Gọi cho cán bộ chuyên môn hoặc nhân viên phụ trách đến kiểm tra và xác định nguyên nhân hư hỏng.
Tuyệt đối không được THAY CẦU CHÌ khi phát hiện cầu chì trong PLC hư hoặc bên ngoài
PLC hư. Cầu chì là thiết bị bảo vệ, chúng phát hiện các dòng điện cao, ngắn mạch, chạm chập và tự hủy để bảo vệ thiết bị. Do vậy trước khi thay cần xác định đúng nguyên nhân, thay thế linh kiện hỏng, sửa chữa chúng rồi mới thay cầu chì mới.
Kiểm tra dây tín hiệu xem có chạm mass, chạm vỏ hay không?